UBND
HUYỆN SA PA
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
BAN
CHỈ ĐẠO PCGD
|
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
|

Số: 191/BC-BCĐ PCGD
|

Sa Pa, ngày 17 tháng 6 năm 2014
|
BÁO CÁO
Sơ kết công tác
phổ cập giáo dục 6 tháng đầu năm.
Phương hướng, nhiệm vụ công tác PCGD 6 tháng cuối năm 2014
I. Một số thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện công
tác PCGD
1. Thuận lợi
- Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục huyện đã có sự chỉ đạo
thống nhất, kịp thời đến thành viên BCĐ và Ban chỉ đạo phổ cập các xã, thị trấn
để triển khai thực hiện Đề án phổ cập giáo dục theo Kế hoạch phổ cập của tỉnh.
- Các ban ngành, đoàn thể của huyện tích cực tham gia
vào công tác PCGD, tập trung vào các nhiệm vụ: Thực hiện tốt công tác “Dân vận
khéo”, trong đó có nội dung tuyên truyền, vận động học sinh tới lớp; tham gia
giải phóng mặt bằng để xây dựng trường lớp; hỗ trợ cơ sở vật chất trường lớp
học....
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tiếp tục được bổ
sung, chất lượng ngày càng được nâng lên. Cán bộ quản lý và giáo viên được quán
triệt sâu sắc các chủ trương, Chỉ thị, Nghị quyết, các Văn bản chỉ đạo về công
tác PCGD; có tinh thần trách nhiệm cao, vượt khó trong việc thực hiện PCGD. Mạng lưới trường lớp học phát triển đều khắp các xã,
thôn bản vùng cao phù hợp với quy hoạch dân cư và mật độ dân số, tạo mọi điều
kiện cho con em nhân dân đến trường học tập.
- Nhận thức của cấp uỷ chính quyền,
các ban ngành đoàn thể và nhân dân các dân tộc trong huyện có những thay đổi
lớn, quan tâm đến công tác giáo dục, đặc biệt về công tác PCGD.
- Ban chỉ đạo PCGD huyện thường
xuyên chỉ đạo sát sao việc thực hiện các chính sách của Chính phủ, của tỉnh đối
với học sinh vùng đặc biệt khó khăn, học sinh dân tộc thiểu số như: Quyết định
số 85/2010/QĐ-TTg; Quyết định 239/QĐ-TTg; Quyết định 60/QĐ-TTg; Nghị định số
74/2013/ND-CP; Quyết định số 49/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh... nhằm kịp thời hỗ
trợ các chế độ chính sách đối với học sinh, góp phần quan trọng vào việc duy
trì bền vững và nâng cao chất lượng PCGD.
2. Khó khăn
- Sa Pa là huyện có 16/18 xã, thị
trấn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Địa hình kéo dài và hiểm trở, đường giao
thông đi lại còn nhiều khó khăn. Cấp
uỷ chính quyền ở một số cơ sở chưa nhận thức đúng đắn về công tác giáo dục và
công tác PCGD dẫn tới việc chỉ đạo hiệu quả chưa cao.
- Trình độ dân trí không đồng đều
giữa các vùng trong huyện; giữa các thôn bản trong một xã, nên nhận thức của
nhân dân (đặc biệt là các xã vùng cao)
về công tác giáo dục còn nhiều hạn chế. Chưa thực sự quan tâm chăm lo đến việc
học tập và định hướng cho con em.
- Cơ sở vật chất của một số trường
còn nhiều khó khăn, thiếu thốn: chưa có cơ sở vật chất trường lớp học riêng (THCS Suối Thầu); còn thiếu các phòng
chức năng, phòng học bộ môn theo quy định (nhiều
trường phải ghép phòng chức năng với phòng học văn hóa); phòng ở học sinh
bán trú và các điều kiện cơ sở vật chất khác phục vụ cho việc học tập, sinh
hoạt của học sinh bán trú; phòng ở công vụ cho giáo viên còn nhiều phòng
tạm....
- Cơ sở vật chất trang thiết bị phục
vụ cho dạy và học chưa đáp ứng được nhu cầu, điều kiện sinh hoạt cho học sinh
bán trú dân nuôi ở một vài xã còn chưa thực sự đảm bảo.
II.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ PCGD 6 tháng đầu năm 2014
1.
Công tác lãnh chỉ đạo
- Huyện uỷ, UBND huyện đã quán triệt đầy đủ
các Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp và ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác
PCGD. Phân công các đồng chí Uỷ viên Ban thường vụ Huyện uỷ, các Chi đảng bộ
giúp đỡ các xã.
- Các Phòng, Ban chuyên môn của huyện (Phòng
Tài chính - Kế hoạch, Phòng Tài nguyên - Môi trường...) cân đối nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất; quy hoạch đất đai, giải
phóng mặt bằng cho các nhà trường.
- Ban chỉ đạo PCGD huyện
Sa Pa xây dựng Kế hoạch số 11/KH-UBND, ngày 23/1/2014 của UBND huyện Sa Pa về việc thực hiện nhiệm vụ PCGD năm
2014; Quyết định số 1396/QĐ-BCĐ, ngày 13/11/2013 về việc thành lập các tổ công
tác giúp đỡ các xã khó khăn về công tác PCGD. Chỉ đạo các xã,
thị trấn tập trung nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác giáo dục. Thực
hiện tốt công các “Dân vận khéo” từ
cấp xã đến các thôn bản, trong đó có nội dung về công tác phổ cập giáo dục.
- Phòng Giáo dục và
Đào tạo thường xuyên đôn đốc các xã, thị trấn về thực hiện công tác phổ cập,
trong đó tập trung hướng dẫn, chỉ đạo đối với
các xã còn gặp khó khăn trong việc huy động, duy trì tỷ lệ học sinh đi
học chuyên cần hàng ngày và nâng cao chất lượng giáo dục. Tham mưu BCĐ Phổ cập của huyện xây dựng kế
hoạch kiểm tra, đôn đốc; các biện pháp, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức
thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục. Tổ chức các chuyên đề, Hội thảo về công
tác chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Chỉ đạo Thường trực
BCĐ các xã, thị trấn tham mưu với cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương về biện
pháp, giải pháp trong việc đảm bảo tỷ lệ chuyên cần hàng ngày và nâng cao chất
lượng giáo dục phổ cập giáo dục trên địa bàn. Chỉ đạo các xã, thị trấn
thực hiện việc rà soát, thống kê cập nhật số liệu, xây dựng Kế hoạch; tổ chức
sơ kết công tác PCGD năm 2014 theo đúng kế hoạch.
- Chỉ đạo việc kiểm soát, đảm bảo
chất lượng học sinh Mẫu giáo 5 tuổi vào học lớp 1; học sinh lớp 5 HTCT TH vào
học lớp 6 THCS và học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS thi vào lớp 10 THPT: Tổ chức
cho giáo viên Tiểu học xuống các trường Mầm Non để khảo sát chất lượng học sinh
lớp 5 tuổi; tổ chức cho học sinh lớp 5 ở các xã lên các trường THCS để tổ chức
thi khảo sát theo đề chung của Phòng GD&ĐT, nhằm đánh giá trung thực chất
lượng học sinh lớp 5 HTCT TH vào học lớp 6; tổ chức cho 159 học sinh lớp 9 năm
học 2013-2014 các xã lên trường THPT số 1 Sa Pa để giao lưu và thi thử môn Toán
theo đề tuyển sinh lớp 10 vào ngày 23/5/2014 để các em được làm quen trước kì
thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2014-2015.
2. Hoạt động của BCĐ PCGD các xã, thị trấn
- Ban chỉ đạo phổ cập
các xã, thị trấn có Kế hoạch hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng
thành viên. Thành lập các Tiểu ban chỉ đạo ở tất cả các thôn bản. Phân công số
lượng học sinh cụ thể cho từng cán bộ thôn phụ trách; phát huy vai trò của cán
bộ thôn ban, coi đây là lực lượng góp phần quan trọng vào công tác duy trì tỷ
lệ chuyên cần.
- Ban chỉ đạo phổ cập
các xã, thị trấn được kiện toàn hàng năm; các thành viên trong Ban chỉ đạo là
những cán bộ có năng lực, có nhận thức đúng đắn về công tác giáo dục để điều
hành; thực hiện công tác phổ cập giáo dục tại địa phương có hiệu quả.
- BCĐ các xã có nhiều
sáng kiến về các giải pháp huy động học sinh, duy trì tỷ lệ chuyên cần (điển hình như xã: Sa Pả, Bản Phùng, Tả Van,
Hầu Thào, Nậm Cang, Thanh Phú, Nậm Sài). Một số trường THCS có tỷ lệ chuyên
cần thấp đã có chuyển biến tích cực, như: THCS Tả Giàng Phìn (tăng từ 65% lên 78%), THCS Sử Pán (tăng từ 75% lên 90%).
3.
Kết quả phổ cập giáo dục
3.1. Nhận thức của nhân dân về công tác giáo dục đã có nhiều chuyển biến, người dân đã nhận thức rõ hơn
về lợi ích học tập, tự giác cho con em đi học; tích cực tham gia vào các hoạt
động của nhà trường trong công tác giáo dục như xã: Thanh Phú, Nậm Cang, Nậm
Sài, Sa Pả, Tả Van, Bản Phùng, Hầu Thào, Bản Khoang... Công tác PCGD Mầm non
cho trẻ em 5 tuổi tiếp tục nhận được sự quan tâm ủng hộ của các bậc phụ huynh;
cấp ủy, chính quyền và toàn xã hội.
3.2. Hệ thống quy mô trường lớp năm
học 2013-2014: Mạng lưới, quy mô trường lớp được quan tâm xây dựng và quy hoạch chi tiết
đến tận thôn bản tạo điều kiện tốt nhất cho con em địa phương được học tập. Năm
học 2013-2014 toàn huyện tiếp tục duy trì 63 cơ sở giáo dục: 202 lớp Nhà trẻ và
Mẫu giáo = 4351 cháu (tăng 9 lớp); 494 lớp Tiểu học = 7742 học sinh (tăng 2 lớp) và 152 lớp THCS = 4122 học sinh (tăng 6 lớp) so với năm học trước.
3.3. Về cơ sở vật chất trường lớp học
- Tổng số phòng học: 803,
chia ra:
+ Cấp THCS: 136 phòng,
chia ra: kiên cố: 111; bán kiên cố và phòng tạm: 25.
+ Cấp Tiểu học: 474
phòng , chia ra: kiên cố: 72; bán kiên cố: 292; phòng tạm: 110.
+ Cấp Mầm Non: 193 phòng,
chia ra: kiên cố: 135; bán kiên cố: 52; phòng tạm: 6.
- Phòng ở học sinh bán trú: 89 (kiên
cố: 12; bán kiên cố 20; tạm: 57).
- Các trường đều có cây xanh bóng
mát, có bồn hoa, cây cảnh..., thường xuyên được chăm sóc, tạo cảnh quan
trường lớp xanh - sạch - đẹp và thân thiện.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục
vụ giảng dạy: Các trường cơ bản có đủ phòng
học, bàn ghế cho giáo viên, học sinh đảm bảo cho việc dạy và học trên lớp;
trang thiết bị, sách giáo khoa, văn phòng phẩm được trang bị đầy đủ kịp thời. Cơ
sở vật chất trường, lớp và các điều kiện khác phục vụ cho công tác PCGD cơ bản đảm
bảo; tiếp tục được đầu tư xây dựng, tu sửa, nâng cấp cho một số trường để đảm
bảo các điều kiện xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
3.4. Công tác xã hội
hoá giáo dục: Các
trường học chủ động tham mưu với cấp ủy chính quyền, các cơ quan ban ngành,
đoàn thể, các tổ chức, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước ủng hộ cho giáo dục.
Từ đầu năm học 2014 đến nay nhân dân đóng góp trên 2132 ngày công tu sửa
trường; ủng hộ cho học sinh bán trú trên 18 tấn lương thực. Các tổ chức, các
ban ngành đoàn thể, các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn ủng hộ giúp đỡ cho
các trường học tổng giá trị quy ra tiền 280.500.000
đồng. Nguồn hỗ trợ trên đó được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích tạo ra
những hiệu quả trong công tác giáo dục.
3.5. Kết quả PCGD theo các tiêu chí
a, PCGD Tiểu học đúng độ tuổi
- Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 1511/1511
(đạt 100%); Tỷ lệ trẻ độ
tuổi 11 đã hoàn thành chương trình tiểu học 4380/4407 (đạt
99,39%), số còn lại 27 em đang học ở các lớp Tiểu học; Số học
sinh học 9-10 buổi/tuần đạt 86%.
- Tỷ lệ giáo viên/lớp: 675/489 = 1,4%; Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn
trình độ đào tạo trở lên: 673/675 đạt 99,7%, trong đó trên chuẩn: 404/675 đạt
59,8%
- Tổng số xã, thị trấn đạt chuẩn PC GDTH ĐĐT
mức độ 1: 8 xã; đạt chuẩn PC GDTH ĐĐT mức độ
2: 10 xã, thị trấn.
- Về hạnh kiểm: Thực
hiện đầy đủ: 7720/7724 = 99,9 %; Chưa đầy đủ: 04 = 0,1 %.
- Về loại học lực: Giỏi: 1501/7724 = 19,5 %,
Khá: 3153/7724 = 40,8 %, Trung bình: 2960/7724 = 38,3 %, Yếu 110/7724 = 1,4%.
b, Phổ
cập giáo dục THCS
- Tiêu chuẩn 1: Tỷ lệ
huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 1511/1511, đạt 100%; Tỷ lệ trẻ em độ tuổi 11-14
tuổi đã HTCTTH: 4380/4407 đạt 99,39% số còn lại 27 em đang học tiểu học; Tỷ lệ
huy động học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6: 1185/1185 đạt
100%; Điều
kiện về cơ sở vật chất để thực hiện dạy đủ các môn học của chương trình.
- Tiêu chuẩn 2: Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS năm học
2013-2014: 898/901 đạt 99,67%; Tỷ lệ 15-18 tuổi tốt nghiệp THCS: 3407/3644, đạt
93,50%; Tổng số đơn vị xã, thị trấn duy trì đạt chuẩn: 18/18 đạt 100%.
- Về hạnh kiểm: Tốt: 3299/4120=80%; Khá: 729/4120=17,7%;
Tbình: 85/4120=2,1%; Yếu: 7/4120=0,2%.
- Về học lực: Giỏi: 172/4120=4%; Khá: 1149/4120=28%;
Tbình: 2725/4120=66%; Yếu-Kém: 74/4120=2%. Học sinh chuyển cấp: 4055/4120=98,4%
c, PCGDTH CMC, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ
Tổng số lớp các xóa mù chữ: 8, số học viên:
175
d, PCGD Mầm non
trẻ em 5 tuổi
- Tổ
chức học 2 buổi /ngày cho 100% các nhóm, lớp; Tổng số lớp được tổ chức ăn bán
trú là: 193 lớp/193 lớp đạt 100%. Tổng số trẻ được tổ chức ăn bán trú tại
trường là: 4242 trẻ đạt 100%. Riêng lớp mẫu giáo 5 tuổi được tổ chức ăn bán
trú: 116/116 lớp đạt 100%. Số trẻ 5 tuổi được tổ chức ăn: 1572/1572 trẻ đạt
100%.
- Duy
trì tỷ lệ chuyên cần thường xuyên từ 95% trở lên, riêng các lớp mẫu giáo 5 tuổi
duy trì đạt từ 98 % trở lên. Kết quả cụ thể:
+ Phòng học, thiết bị: Có 116/116 phòng học theo hướng
kiên cố, đạt chuẩn theo quy định tại Điều lệ trường mầm non đạt 100%. Có 116/116 lớp có bộ thiết bị dạy học tối thiểu để
thực hiện chương trình GDMN đạt: 100%. Có
11/116 lớp có phần mềm trò chơi ứng dụng công nghệ thông tin cho nơi thuận lợi.
+ Giáo
viên: 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo trở lên, trong đó trên chuẩn
có 38 giáo viên trình độ trên chuẩn đạt 17,4%. Tỷ lệ bình quân 1,88 giáo
viên/lớp.
+ Trẻ
em: Huy động trẻ 5 tuổi ra lớp, đạt 100%. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/
ngày theo chương trình GDMN đạt 100%. Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình
GDMN đạt 100%. Trong đó trẻ dân tộc thiểu số: 1362/1362 đạt 100%. Tỷ lệ trẻ 5
tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm dưới 10%. Trong đó trẻ dân tộc thiểu số:
36/1362 chiếm 2,64%. 100% trẻ em dân tộc thiểu số
lớp 5 tuổi được chuẩn bị Tiếng Việt trước khi vào lớp 1; Tỷ lệ
trẻ em dưới 5 tuổi đi học là: 44,7%
Đến
tháng 6/2014 huyện Sa Pa tiếp tục duy trì đạt chuẩn Quốc gia về Phổ cập giáo dục Mầm non
trẻ em 5 tuổi năm 2014.
3.6. Chất lượng học sinh giỏi các cấp
- Tổ chức thành công các
kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 3,4,5 học sinh dân tộc thiểu số các trường TH,
PTCS. Tổng số có 315 học sinh tham gia học sinh; Trong đó có 125 học sinh đạt
giải (Nhất: 04; Nhì: 19; Ba: 41; KK: 61).
Tổ chức giao lưu khám phá khoa học cùng Skycare cho học sinh trường TH Thị trấn
và tham dự giao lưu cấp tỉnh đạt giải Nhì toàn đoàn.
- Tổ chức thành công tác
kì thi chọn học sinh giỏi cấp THCS, như: thi giải Toán trên Máy tính cầm tay;
thi giải Toán, Tiếng Anh trên mạng Internet và thi chọn học sinh giỏi 8 môn văn
hoá các cấp với tổng số 514 học sinh đạt giải trong các kì thi cấp huyện; 49
học sinh đạt giải trong các kì thi cấp tỉnh. Một số xã vùng cao có tỷ lệ học
sinh đạt giải cao cấp huyện, như: THCS San Sả Hồ, THCS Bản Hồ, THCS Sử Pán; tiêu biểu là em Chảo Láo Tả, lớp 9 trường THCS Tả Phìn đạt giải Ba môn Lịch Sử trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh.
Đặc
biệt, đây là năm đầu tiên huyện Sa Pa có thí sinh tham gia dự thi cuộc thi nghiên
cứu khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học, trong đó có 01
giải Nhì lĩnh vực, 01 giải Khuyến khích lĩnh vực và 01 giải Khuyến khích toàn
cuộc. Có 02 sản phẩm của học sinh trường PTDT Nội Trú và trường PTDTBT THCS Bản
Phùng được lựa chọn tham dự cuộc thi "Vận
dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn" cấp Quốc
gia dành cho học sinh trung học.
3.7. Các hoạt động giáo dục khác
- Các hoạt động ngoại khóa văn nghệ, thể dục, thể thao được phát triển trong
các trường. Tổ chức thành công Hội khỏe Phù Đổng huyện Sa Pa lần thứ IIV, trong
đó các bộ môn có thành tích cao, như: Đá cầu, Bóng đá, điền kinh, võ,... Bên
cạnh đó, các trường học tổ chức sinh hoạt Đội theo chủ điểm; tích cực tham gia
các cuộc thi tìm hiểu Chương trình xây dựng Nông thôn mới, Luật an toàn giao
thông; Tìm hiểu phòng chống ma túy học đường,... Tổ chức kỷ niệm 83 năm ngày
thành lập Đoàn thanh niên 26/3, phối hợp với Công đoàn ngành tổ chức thành công
giải bóng chuyền nam, nữ ngành giáo dục và đào tạo Sa Pa. Trong năm 2014, huyện Sa
Pa đã có 31 sản phẩm dự thi cuộc thi "Sáng
tạo thanh thiếu niên - nhi đồng" lần thứ 9.
- Giáo dục dân tộc và giáo dục chuyên biệt: toàn huyện có
14017/16201 học sinh người dân tộc thiểu số (86,5%),
trong đó trường PTDT Nội trú với 281 học sinh. Huy động được 6005 học sinh MN, TH, THCS ăn, ở bán trú tại trường.
Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với học sinh. Chế độ, chính sách đối với giáo dục dân tộc
đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ chuyên cần, nâng cao chất
lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số. Kết quả các hoạt động văn hóa văn nghệ
trong toàn ngành, góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc; việc sử dụng
ngôn ngữ chữ viết của người dân đã khuyến khích thế hệ học sinh học tập, hiểu
biết và sử dụng tiếng nói của dân tộc mình, góp phần vào sự phát triển ngành du
lịch cộng đồng của huyện
- Chương trình Giáo
dục Song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ được triển khai thực hiện tại xã Lao
Chải 02 lớp Mầm non (37 học sinh), 04
lớp Tiểu học (84 học sinh). Thực hiện
giảng dạy Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục tới 100% lớp 1 trong toàn huyện.
Thí điểm triển khai mô hình trường học mới (VNEN)
tại 09 trường, triển khai hoạt động của dự án OXFAM Anh (RVNA94) tại TH Tả Phìn và TH Sa Pả II; chương trình đảm bảo chất
lượng trường học (SEQAP) tại 05
trường TH (Lao Chải, Hầu Thào, Sa Pả II,
Tả Phìn, Thanh Phú). Chương trình nhận được sự ủng hộ của cộng đồng,
được các tổ chức trong nước và nước ngoài đánh giá cao, tạo sức mạnh cho giáo
dục dân tộc phát triển trong việc học Tiếng Việt song song với học tiếng dân
tộc, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa.
4.
Đánh giá chung
* Ưu điểm
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ
chức thực hiện nhiệm vụ PCGD ở tất cả cấp đều được tăng cường và có sự chuyển
biến rõ rệt thể hiện sự quyết tâm cao, quyết liệt, cụ thể, sâu sát.
- Các mục tiêu đều đạt so với chỉ tiêu Kế hoạch đề ra.
Chất lượng dạy và học, giáo dục toàn diện đang từng bước được nâng lên góp phần
tích cực vào nâng cao trình độ dân trí của địa phương. Công tác xây dựng trường
chuẩn Quốc gia đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Tính
tới thời điểm hiện tại, tổng số có 24 trường đạt chuẩn Quốc gia (Mầm non 04 trường; Tiểu học 12 trường; THCS
08 trường); dự kiến trong năm 2014 sẽ trình
UBND nhân dân tỉnh kiểm tra công nhận thêm 02 trường (01 trường THCS và 01 trường Tiểu học thuộc
xã Bản Phùng), nâng tổng số trường đạt
chuẩn Quốc gia lên 26.
- Công tác phổ cập giáo dục Mầm non đạt được nhiều kết
quả đáng khích lệ, nhiều trường Mầm non vùng cao đã huy động được phụ huynh
thay phiên nhau đến nấu cơm cho trẻ, cùng tham gia vào quá trình chăm sóc trẻ.
Chất lượng giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt, khả năng giao tiếp bằng Tiếng
việt tốt, trẻ mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập tại
trường.
- Công tác xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực được triển khai đến tất cả các cơ sở giáo dục và được
thực hiện có hiệu quả, tạo môi trường thân thiện trong trường học.
- Phong trào giáo dục ở một số xã
vùng cao tiếp tục phát triển mạnh; học sinh đi học đông hơn, đều hơn; cách thức
chỉ đạo của một số BCĐ đã cụ thể và có sáng tạo phù hợp với đặc thù địa phương
và thu được kết quả rõ rệt; nhiều trường học duy trì tốt các hoạt động nền nếp,
hoạt động giáo dục sôi nổi; chất lượng giáo dục được nâng lên, được nhân dân
tin tưởng. Hồ sơ quản lý PCGD cập nhật thường xuyên đảm, bảo tiến độ, đầy đủ,
đúng quy định, lưu trữ khoa học.
* Tồn tại và nguyên nhân
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp
uỷ Đảng, chính quyền một số xã về công tác giáo dục chưa thật sự quyết liệt,
thiếu biện pháp cụ thể, còn lúng túng trong công tác chỉ đạo. Một số thành viên
chưa tích cực, chưa làm hết trách nhiệm được phân công, đặc biệt trong việc vận
động học sinh đi học đi học chuyên cần. Tâm lý chủ quan, bằng lòng với kết quả
đã đạt được của cấp uỷ, chính quyền địa phương một số xã dẫn tới sự buông lỏng,
thiếu sự quan tâm thường xuyên đến công tác nâng cao chất lượng PCGD cho các
năm tiếp theo.
- Đa số các xã
thuộc diện khó khăn và đặc biệt khó khăn, địa bàn rộng, giao thông đi lại gặp
nhiều khó khăn, kinh tế xã hội chậm phát triển, còn hủ tục lạc hậu, đây là yếu
tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập và chất lượng phổ cập.
- Một số Hiệu trưởng chưa phát huy được
vai trò của phó Ban chỉ đạo xã trong việc tham mưu với cấp uỷ, chính quyền và
BCĐ để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân và học sinh về công tác
giáo dục, như BCĐ xã: Suối Thầu, Trung Chải, Tả Giàng Phìn..... Chất lượng học
tập của học sinh ở một số trường vùng cao đã có sự chuyển biến nhưng còn chậm.
- CSVC một số trường còn thiếu các phòng học bộ môn, công
trình phụ trợ; nhiều trường chưa có nhà hiệu bộ, tường rào,... do đó chưa đáp
ứng được nhu cầu dạy - học và việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá.
* Bài học kinh nghiệm
- Nâng cao hơn nữa nhận thức của
lãnh đạo chính quyền địa phương về công tác giáo dục. Quán triệt, phân công
nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên BCĐ; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc
thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Đề cao vai trò của các Ban ngành, đoàn
thể ở các thôn bản, tiếng nói của Bí thư Chi bộ, trưởng thôn bản, những người
có uy tín trong thôn..... coi đây là lực lượng tiên phong, quan trọng giúp cho
BCĐ xã, thị trấn trong công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho
người dân và học sinh về công tác giáo dục. Phát huy nội lực, chủ động, sáng
tạo, đoàn kết và tranh thủ các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất nhà trường.
- Phối hợp các Ban ngành, đoàn thể
trong xã, thôn thực hiện tốt công tác “Dân
vận khéo”, trong đó tập trung vào việc nâng cao nhận thức cho nhân dân, học
sinh về lợi ích của việc đi học và trách nhiệm của phụ huynh và học sinh trong
công tác giáo dục.
- Hiệu trưởng trường THCS phải phát huy tối đa năng lực
công tác nhằm tham mưu đầy đủ, cụ thể, kịp thời cho BCĐ xã và cấp uỷ chính
quyền địa phương trong việc xây dựng Kế hoạch; tìm ra các giải pháp, biện pháp
hiệu quả để duy trì bền vững tỷ lệ chuyên cần, nâng cao chất lượng giáo dục. Phối hợp tuyên truyền đến cán bộ, nhân
dân và học sinh nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, tạo ra sự đồng thuận ủng
hộ và tác động vào nhận thức của học sinh nâng cao động cơ học tập của các em. Đội
ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phải có nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình
trong việc tham mưu, phối hợp và tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục.
- Tổ chức đa dạng các hoạt động giáo
dục trong nhà trường để thu hút học sinh tới trường; không để tình trạng học
sinh tới trường nhưng không muốn tham gia vào các hoạt động giáo dục của nhà trường;
từ đó nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện. Động viên khen thưởng kịp thời; phát huy tốt vai trò của Hội
khuyến học, Hội Cựu giáo chức, Gia đình hiếu học.....
- Điều tra, thống kê chính xác trẻ
trong độ tuổi để xây dựng Kế hoạch phát triển giáo dục nói chung và Kế hoạch
PCGD nói riêng sát với điều kiện thực tế của địa phương.
III.
Phương hướng, nhiệm vụ PCGD 6 tháng cuối năm 2014
1.
Nhiệm vụ
- Năm 2014 là
năm có ý nghĩa quan trọng đối với việc phấn đấu để chuẩn bị hoàn thành toàn
diện các mục tiêu Đề án số 08-ĐA/HU, của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Sa
Pa khóa XXI về phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2010-2015, huyện Sa Pa tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, đẩy mạnh
các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn để phấn đấu hoàn thành các mục
tiêu phát triển kinh tế-xã hội 2010-2015 đã đề ra.
- Tiếp tục duy trì số lượng học sinh các lớp để đảm bảo
việc duy trì bền vững kết quả đạt chuẩn phổ cập cho các năm tiếp theo. Tập
trung nâng cao chất lượng giáo dục theo tiêu chí trường chuẩn Quốc gia.
- Tiếp tục củng cố và tăng cường xây dựng CSVC trường lớp
học, đầu tư các phòng chức năng theo hướng trường chuẩn Quốc gia; tạo dựng cảnh
quan, môi trường sư phạm, xây dựng nền nếp trường lớp học.
- Cấp ủy, chính quyền địa phương làm
tốt công tác tuyên truyền trong nhân dân để phân luồng học sinh sau khi tốt
nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học THPT, trung cấp chuyên nghiệp, học
nghề..... . Các trường THPT và Trung tâm GDTX phối hợp, chuẩn bị các điều kiện
để phấn đấu huy động tối thiểu 70% học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 hoặc
trung cấp chuyên nghiệp, học nghề.
2.
Các mục tiêu phấn đấu
2.1. Duy trì kết quả đạt
chuẩn PCGDMNTNT năm 2014 ở 18/18 xã, thị trấn trong đó tập trung nâng cao
chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ, làm tốt công tác dạy học 2 buổi/ngày và tổ
chức ăn bán trú cho trẻ. Chỉ đạo các xã còn lại làm tốt công tác nâng cao chất
lượng phổ cập, đồng thời tập trung đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để
duy trì đạt chuẩn PCGDMNTNT năm 2014. Phấn đấu xây dựng 04 trường Mầm Non đạt
chuẩn Quốc gia, nâng tổng số trường Mầm Non đạt chuẩn Quốc gia 08 trường trong
năm 2014.
2.2. PCGD Tiểu học chống mũ chữ; PCGDTH ĐĐT
- Duy trì, củng cố vững
chắc kết quả ở 18/18 đơn vị xã, thị trấn. Chất lượng, độ bền vững tiếp tục được
củng cố và nâng cao chất lượng. Duy trì, giữ vững và nâng dần chất lượng các
tiêu chí đạt chuẩn PCGD TH - ĐĐT mức độ 1 ở 18/18 xã, thị trấn. Phấn đấu đến
cuối năm 2014, huyện Sa Pa có 12 xã được công nhận đạt chuẩn PCGDTH đúng độ
tuổi mức độ 2.
- Phấn đấu xây dựng 02
trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, nâng tổng số trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc
gia lên 12 trường (trong đó có 12 trường
đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1).
- Mở 08 lớp sau xoá mù
chữ cho 175 học viên, phấn đấu tỷ lệ 15-35 tuổi biết chữ đạt 97%.
- 100% học sinh ở các điểm trường Tiểu học đều
được học 2 buổi/ngày.
2.3. Công tác PCGD THCS
- Duy trì vững chắc kết quả đạt chuẩn Quốc gia năm 2014
của 18/18 xã, thị trấn; tập trung nâng cao chất lượng PCGD THCS gắn với công
tác xây dựng trường Chuẩn quốc gia. Kiểm soát, đảm bảo nâng cao chất lượng
PCGD.
- Phấn đấu xây dựng 01 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia
giai đoạn 2011-2015, nâng tổng số trường THCS đạt chuẩn Quốc gia lên 09 trường.
- Phấn đấu huy động 99,5% trẻ trong độ
tuổi ra lớp. Duy trì tỷ lệ chuyên cần đạt 93%.
3.
Các giải pháp, biện pháp
- Tiếp tục thực hiện Đề án số 08 của BCH Đảng bộ huyện Sa
Pa về phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo giai đoạn 2010-2015; Chỉ thị số
08-CT/HU ngày 31/3/2011 của Ban thường vụ Huyên ủy; các văn bản chỉ đạo của
UBND huyện, BCĐ PCGD huyện về việc tập trung tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo
và tổ chức thực hiện nâng cao tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần hàng ngày, đặc
biệt là cấp THCS ở một số trường vùng cao.
- Kiện toàn Ban chỉ đạo từ huyện đến
xã, phân công cụ thể cho từng thành viên; thường xuyên đánh giá hoạt động của
các Ban chỉ đạo các xã, xác định rõ trách nhiệm của cán bộ chủ chốt, đảng viên,
trưởng thôn đối với việc thực hiện PCGD; tăng cường phối hợp giữa các cấp, ban
ngành đoàn thể trong quá trình thực hiện PCGD.
- Tăng cường hơn công tác kiểm tra
các hoạt động hướng dẫn, giúp đỡ Ban chỉ đạo PCGD được phân công phụ trách. Đặc
biệt là trong công tác huy động, vận động học sinh ra lớp.
- Nâng cao năng lực, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của
cấp uỷ chính quyền, Ban chỉ đạo phổ cập xã; tập trung năng cao vai trò quan
trọng của Bí thư Chi bộ, trưởng thôn, các đoàn thể ở thôn, bản trong việc tổ
chức thực hiện nhiệm vụ PCGD, đặc biệt là việc huy động và duy trì tỷ lệ chuyên
cần hàng ngày.
- Hiệu trưởng các trường học tích
cực tham mưu cho cấp uỷ chính quyền, Ban chỉ đạo xã rà soát lại các nội dung,
nhiệm vụ, chỉ tiêu phấn đấu và giải pháp tổ chức thực hiện Kế hoạch PCGD 6
tháng cuối năm 2014 cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; phối hợp
với các lực lượng để nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tham mưu tư vấn xây dựng phòng ở
và các điều kiện khác cho học sinh bán trú ở điểm trường chính trường Tiểu học để
huy động tối đa học sinh lớp 5 ở các điểm thôn về trường chính tham gia học tập
2 buổi/ngày. Đồng thời tạo điều kiện tốt nhất khi các em chuyển lên lớp 6.
- Tiếp tục chỉ đạo các trường Mầm
non tổ chức nấu ăn cho trẻ tại 100% các điểm trường chính và một số điểm trường
thuận lợi, các điểm trường tổ chức hình thức mang cơm cặp lồng. Thường xuyên
kiểm tra, giám sát việc tổ chức cho trẻ ăn bán trú và dạy học 2 buổi/ngày để có
những giải pháp chỉ đạo sát với thực tế của từng địa phương. Duy trì bền vững
các kết quả PCGDMNTNT đã đạt được và từng bước nâng cáo chất lượng đạt chuẩn.
- Từng bước nâng cao chất lượng giáo
dục, đặc biệt là chất lượng trẻ mẫu giáo 5 tuổi tạo tiền đề vững chắc cho trẻ bước
vào lớp 1.
- Áp dụng triệt để, có hiệu quả các
giải pháp chỉ đạo nhằm tăng cường công tác kiểm soát, đảm bảo và nâng cao chất
lượng giáo dục ở các cấp học, trong đó đặc biệt chú trọng việc kiểm soát chất lượng
học sinh 5 tuổi vào lớp 1; học sinh lớp 5 vào học lớp 6 THCS và học sinh lớp 9
tốt nghiệp THCS thi vào lớp 10 THPT cho các năm học tiếp theo.
- Quán triệt, tăng cường việc thực hiện
dạy học tinh giản, phân hoá, phù hợp với đối tượng học sinh, đặc biệt là học
sinh các trường vùng cao. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng cán bộ, giáo
viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Hiệu trưởng phải chịu trách
nhiệm về chất lượng thực tế của học sinh toàn trường.
- Áp dụng triệt để, có hiệu quả các
phương pháp, kỹ thuật dạy học, hình thức dạy học nhằm phát huy tối đa hiệu quả
dạy học. Kiểm soát chặt chẽ quá trình dạy, học của giáo viên và học sinh, lấy
hiệu quả học tập của học sinh để đánh giá chất lượng dạy học của học sinh.
- Đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên
môn theo hướng nghiên cứu bài học; khắc phục tình trạng dự giờ dạy học là để đánh
giá quá trình dạy học của giáo viên, không chú ý tới quá trình học tập của học
sinh; trao đổi, bàn bạc, thảo luận, thống nhất để tìm ra các giải pháp, biện
pháp hữu hiệu nhất áp dụng vào quá trình giảng dạy.
- Xây dựng cảnh quan trường lớp học, đảm bảo môi trường
học tập an toàn, thân thiện. Tranh thủ mọi nguồn lực, thu hút các dự án đầu tư
và xây dựng thành công các mô hình dự án trường học trên địa bàn huyện Sa Pa,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
4.
Chuẩn bị tốt các điều kiện cho năm học 2014-2015
4.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên: Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đảm bảo về
số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng, đủ phẩm chất chính trị và chuyên
môn nghiệp vụ. Bố trí hợp lý, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên, đảm bảo đủ tỷ lệ giáo viên/lớp ở bậc Mầm Non, Tiểu học trong đó có đầy đủ
số giáo viên dạy các môn chuyên biệt ở các trường Tiểu học. Khắc phục tình trạng
thiếu giáo viên cục bộ ở một số thời điểm cấp THCS.
4.2.
Cơ sở vật chất: Xây dựng Kế hoạch để các trường có cán bộ phụ trách thư
viện, thí nghiệm, CSVC đảm bảo đủ phòng học và để tối thiểu mỗi trường có phòng
hội đồng, 01 phòng thiết bị, 1 phòng thư viện và các phòng học bộ môn. Sắp xếp
bảo quản và sử dụng có hiệu quả sách, thiết bị đồ dùng dạy học và các phòng
chức năng.
4.3. Kinh phí, chế
độ và chính sách: Thực hiện có hiệu quả Quyết định của UBND tỉnh Lào Cai về
việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm
2014, thực hiện nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả các chế độ chi cho công tác PCGD.
Chi cho học sinh ở bán trú theo Quyết định số: 85/2010/QĐ-TTg, ngày 21/12/2010
của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành một số chính sách hỗ chợ học sinh bán
trú và trường PTDTBT và Nghị định số 74 của Chính phủ về việc miễn giảm, hỗ trợ
chi phí học tập cho học sinh thuộc các xã khó khăn và đặc biệt khó khăn.
4.4. Đẩy mạnh xã
hội hoá giáo dục
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác XHH giáo dục trên cả 3 mặt,
huy động và tổ chức các lực lượng xã hội xây dựng môi trường giáo dục, tham gia
trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình giáo dục, đóng góp nhân lực, vật liệu
xây dựng cơ sở vật chất trường học. Xây dựng một xã hội học tập thân thiện, an
toàn, lành mạnh.
- Thực hiện đúng trách nhiệm của các
cơ quan quản lý nhà nước trong việc đảm bảo thực hiện kế hoạch PCGD. Các cơ
quan thông tin tuyên truyền từ huyện đến cơ sở có trách nhiệm tích cực tham gia
tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức, để nâng cao nhận thức, trách nhiệm
của toàn Đảng, toàn dân, các tổ chức, các ngành, từng gia đình, từng cán bộ,
đảng viên, giáo viên, nhân dân, phụ huynh học sinh nhằm duy trì bền vững công
tác PCGD.
- Tổ chức phong trào thi đua rộng khắp trong toàn huyện.
Biểu dương, khuyến khích dòng họ, gia đình hiếu học; khen thưởng, nêu gương
những cá nhân, tập thể tiêu biểu và có thành tích xuất sắc trong công tác PCGD.
IV.
Đề xuất, kiến nghị
- Thành
viên BCD PCGD huyện cần chủ động, tich cực phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo
trong việc triển khai Kế hoạch công tác PCGD năm 2014; tuyên truyền các hoạt
động giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội; chú
trọng tuyên truyền những chủ trương, chính sách về giáo dục của Đảng, Nhà nước,
của Tỉnh và của huyện để nâng cao nhận thức trong xã hội và nhân dân; cải thiện
cơ sở vật chất trường học tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giáo dục
trong các nhà trường.
- Đề nghị UBDN tỉnh quan tâm đầu tư
xây dựng nhà hiệu bộ, phòng làm việc, các phòng chức năng và phòng học bộ môn
theo hướng trường chuẩn Quốc gia để nâng cao chất lượng giáo dục cho các trường
trên địa bàn huyện.
Trên đây là báo cáo sơ kết công tác phổ cập giáo dục 6
tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ công tác PCGD 6 tháng cuối năm 2014 của
BCĐ PCGD huyện Sa Pa./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh;
- BCĐ PCGD tỉnh;
- Sở GD&ĐT;
- TT Huyện uỷ, UBND huyện;
- Lưu: VP, GD./Lợi
|
TRƯỞNG BAN
(Đã ký)
PHÓ CHỦ TỊCH UBND
HUYỆN
Nguyễn Ngọc Hinh
|